Search
Close this search box.

Mật rỉ đường là gì? Mật rỉ đường dùng để làm gì?

Ngày xưa, con người dùng mật rỉ đường để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm để tăng độ ngon miệng cho chúng. Hiện nay, rất ít người biết đến mật rỉ đường. Vậy mật rỉ đường là gì? Được dùng để làm gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau.

Mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường là gì?

Mật rỉ đường là gì?

Mật rỉ đường hay còn gọi là rỉ mật, mật mía. Vậy mật mía là gì? Đây là một loại chất lỏng đặc sánh, có màu đen, sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh.

Mật rỉ đường có thành phần chính là sucroza với một ít fructoza và glucoza. Để sản xuất ra 3 – 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất phải dùng đến 100 tấn mía để ép.

Thành phần hóa học của mật rỉ đường

Thành phần hóa học của mật rỉ đường phụ thuộc vào địa lý và thời tiết – khí hậu từng vùng, giống mía được trồng và thu hoạch theo từng giai đoạn, quá trình sản xuất đường tại các nhà máy. Chính vì thế, mật rỉ đường được thay đổi thành phần về chất dinh dưỡng, mùi vị cũng như màu sắc và độ kết dính của sản phẩm.

Mật rỉ đường được sản xuất từ mía
Mật rỉ đường được sản xuất từ mía

Để biết chính xác thành phần hóa học của mật rỉ đường, bạn hãy tham khảo bảng thành phần dưới đây.

 

Thành phần dinh dưỡng của mật rỉ đường
Thành phần Trung bình Biến động
Nước 20 17 – 25
Sucroza 35 30 – 40
Glucoza 7 4 – 9
Fructoza 9 5 – 12
Các chất khử khác 3 1 – 5
Các gluxit khác 4 2 – 5
Khoáng 12 7 – 15
Các chất chứa N 4,5 2 – 6
Các axit không chứa N 5 2 – 8
Sáp, sterol và phôtpholipit 0,4 0,1 – 1
Thành phần hữu cơ của mật rỉ đường
Thành phần Rỉ mật cải đường Rỉ mật mía
Sucroza 66 44
Fructoza 1 13
Glucoza 1 10
Axit amin 8 3
Các chất khác 24 30

Bảng thành phần dinh dưỡng và hữu cơ của mật rỉ đường

Quá trình sản xuất mật rỉ đường

Mật rỉ đường được sản xuất theo quy trình như sau:

  • Đầu tiên, tại các vườn mía tới thời kỳ thu hoạch sẽ cắt bỏ lá, giữ lại phần thân mía được làm sạch rồi đem nghiền hoặc cắt nhỏ trước khi ép.
  • Sau đó, thu hoạch được phần nước mía rồi mang đi đun sôi cho đến khi đặc lại tạo thành tinh thể đường.
  • Các tinh thể này được tách ra để làm thành phẩm, đường mật và đường mía còn lại tiếp tục đem đi cổ đặc.
  • Sau 3 lần cô đặc không thể tạo thêm các tinh thể bằng biện pháp thông thường, chất lỏng này thu được gọi là mật mía, mật rỉ đường.

Công dụng tuyệt vời của mật rỉ đường

Mật rỉ đường chiếm khoảng 3 – 5% trong lượng mía đem ép với các thành phần chính gồm: 20% nước, Sucroza 35%, Fructoza 9%, Glucza 7% và một số chất khoáng khác như Fe, Al, Mg, P, K,…

Mật rỉ đường không chỉ được dùng làm thức ăn cho gia súc mà còn dùng để làm nguồn năng lượng để hạn chế các bệnh về phổi ở người và động vật.

Ngày nay, ngành khoa học phát triển, mật rỉ đường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có khả năng xử lý nước thải, ao nuôi tôm cá. Chỉ cần dùng khoảng 30 lít/ha liều lượng mật rỉ đường sẽ giúp giảm nồng độ pH trong nước, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của tôm, cá.

Mật rỉ đường dùng để xử lý nước trong ao nuôi tôm, cá
Mật rỉ đường dùng để xử lý nước trong ao nuôi tôm, cá

Ngoài những công dụng trên, mật rỉ đường còn được dùng để:

  • Sản xuất cồn.
  • Sản xuất bột ngọt (mì chính).
  • Sản xuất men thực phẩm (rượu, bia).
  • Dùng làm chất phụ gia cho thức ăn trong chăn nuôi bò.
  • Nuôi vi sinh trong xử lý rác thải.
  • Nguyên liệu để sản xuất chế phẩm sinh học.
  • Là nguyên liệu để ủ (hoạt hóa) phân bón vi sinh.
  • Bên cạnh đó, mật rỉ đường còn được dùng để lên men một số sản phẩm như nấm men, axit xitric và axit amin, sử dụng nhiều trong ngành sản xuất gạch ngói.

Trên thị trường hiện nay, nguồn hóa chất, nhất là mật rỉ đường sản xuất ngày càng nhiều rất khó để kiểm soát.